Phong Cách Tân Cổ Điển: Ưu điểm Và Ứng Dụng Trong Thiết Kế và Kiến Trúc và Nội Thất

Phong Cách Tân Cổ Điển: Ưu điểm Và Ứng Dụng Trong Thiết Kế và Kiến Trúc và Nội Thất

Phong Cách Tân Cổ Điển: Ưu điểm Và Ứng Dụng Trong Thiết Kế và Kiến Trúc và Nội Thất

Ngày đăng: 02:10 PM, 26/08/2020
Phong Cách Tân Cổ Điển: Ưu điểm Và Ứng Dụng Trong Thiết Kế và Kiến Trúc và Nội Thất

Đến với phong cách tân cổ điển, chắc chắn bạn sẽ nghĩ ngay đến sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại, giữa sự cầu kì, sắc sảo và sự tinh tế, đơn giản. Vậy phong cách tân cổ điển mang lại nét độc đáo gì từ sự kết hợp này? Hãy cùng tìm hiểu với Kiến Trúc Làng Việt nhé!

 

 

1. Phong cách tân cổ điển là gì?

 

Phong cách tân cổ điển, hay còn gọi là Neo-Classicism, là một phong cách kiến ​​trúc do trào lưu tân cổ điển tạo ra, bắt đầu vào giữa thế kỷ XVIII. Kiến trúc Tân cổ điển thuần túy là sự kết hợp chủ yếu giữa kiến trúc cổ đại Hy - La, các nguyên tắc kiến trúc của Vitruvius và phong cách của kiến trúc sư người Ý Andrea Palladio.

 

Về hình thức, kiến ​​trúc tân cổ điển nhấn mạnh vào bức tường hơn là về phối hợp màu sáng và tối và duy trì bản sắc riêng biệt cho mỗi bộ phận của nó. Về chi tiết, kiến trúc Tân cổ điển là một phản ứng chống lại phong cách trang trí tự nhiên của RococoVề công thức kiến trúc, nó như là sự phát triển của một số đặc điểm cổ điển của truyền thống kiến trúc Baroque muộn. Kiến trúc tân cổ điển vẫn được thiết kế cho đến ngày nay, nhưng có thể được gắn nhãn là kiến trúc cổ điển mới cho các tòa nhà hiện đại.

 

Ở các quốc gia Trung và Đông Âu, người ta vẫn xem kiểu kiến trúc này là cổ điển, và tân cổ điển chỉ dành cho những phong cách kiến trúc bắt đầu từ thế kỷ thứ 19 đến nay.

 

Mặc dù phong cách tân cổ điển sử dụng các từ vựng cổ điển như kiến ​​trúc Baroque muộn - phong cách kiến trúc thường có các đường cong trang trí dạng vỏ và tập trung vào những đường nét họa tiết trang trí, nhưng nó có xu hướng nhấn mạnh phẩm chất phẳng như các mảng tường và cột, chứ không phải là khối lượng tác phẩm điêu khắc. Các khối nhô hay lùi, các hiệu ứng ánh sáng và bóng tối bằng phẳng hơn, điêu khắc phù điêu cũng phẳng hơn và có xu hướng làm chìm trong những trụ gạch, dạng viên hoặc các tấm. Các chi tiết riêng lẻ được làm riêng biệt rồi kết nối với nhau hơn là những khối đan xen, tự đầy đủ.

 

Các công trình kiến trúc tân cổ điển tiêu biểu là Biệt phủ Somerset ở Anh, Nhà thờ Saint Louis ở La Roche-sur-Yon (Pháp), trụ sở Viện Khoa học Athen, Bảo tàng Quốc gia Hungary ở Budapest, Nhà tưởng niệm Lincoln ở Mỹ.

 

Bảo tàng Quốc gia Hungary ở Budapest là 1 trong những công trình tiêu biểu của phong cách tân cổ điển

 

Tại Việt Nam, khái niệm về phong cách tân cổ điển còn mơ hồ, thường được hiểu đơn giản là lượt bỏ những chi tiết rườm rà, cầu kỳ của phong cách cổ điển để thay thế bằng những hoạ tiết, hoa văn đơn giản hơn. Màu sắc và chất liệu được sử dụng mang hơi hướng hiện đại.

 

  • Ưu điểm của phong cách tân cổ điển

- Tinh tế nhưng không cầu kỳ

- Màu sắc mang lại sự sang trọng

- Phù hợp với nhiều không gian

- Nhu cầu sử dụng đa dạng

- Thiết kế cách nhiệt và cách âm tốt

- Đúng với suy nghĩ "nhà cao cửa rộng"

 

2. Ứng dụng phong cách cổ điển trong thi công và thiết kế nội thất

 

  • Biến thể của sự cân bằng và đối xứng

Để kết hợp giữa sự cổ điểnhiện đại, đặc trưng sự cân bằng và đối xứng của phong cách tân cổ điển được biến thể theo hướng hiện đại hơn, đơn giản hơn nhưng vẫn giữ được nét tinh tế và sang trọng.

 

Các chi tiết kiến trúc, nội thất được sử dụng theo bố cục hợp lý, không còn sự bắt buộc theo từng chi tiết như phong cách cổ điển, nhưng cũng không quá tự do như phong cách hiện đại. Phong cách tân cổ điển là sự cân bằng.

 

Thiết kế kiến trúc theo phong cách tân cổ điển

 

 

Thiết kế nội thất theo phong cách tân cổ điển

 

 

  • Màu sắc kết hợp sang trọng

 

Vẫn giữ được nét đặc trưng của phong cách cổ điển, màu sắc theo phong cách tân cổ điển cũng cực kỳ giản dị. Nó không màu mè, không quá nổi bật nhưng lại luôn có sức hút đặc biệt. Dù là màu sơn tường hay màu nội thất thì tân cổ điển luôn ưu tiên các tông màu: trắng, kem hay vàng kem. Và để tăng thêm sự sang trọng, quyền quý, các nhà thiết kế đã kết hợp chúng với những chi tiết nhỏ có màu theo phong cách hiện đại như đỏ đô, đen, xanh rêu hay xám.

 

 Màu sắc thiết kế kiến trúc theo phong cách tân cổ điển

 

 

 Màu sắc thiết kế nội thất theo phong cách tân cổ điển

 

 

  • Sử dụng chất liệu cao cấp

Trên thực tế, phong cách sang trọng, quý phái của phong cách tân cổ điển không chỉ từ thiết kế, màu sắc. Mà nó còn thể hiện rõ rệt qua chất liệu nội thất bên trong. Đa số, đồ dùng nội thất được trưng bày đều là những vật có giá trị khá cao. Và những chất liệu đó cũng là yếu tố tạo nên đẳng cấp riêng cho mỗi căn nhà.

 

Khi lựa chọn nội thất tân cổ điển, chất liệu mà mọi người thường hướng đến là: gỗ tự nhiên, da thuộc cao cấp hay đá hoa cương. Hơn nữa, những đồ dùng này luôn được gia công chuyên nghiệp, cầu kỳ với thiết kế đẹp mắt. Chính vì vậy, những biệt thự xây dựng theo kiến trúc tân cổ điển luôn được mọi người yêu thích.

 

 

Chất liệu cao cấp được sử dụng trong phong cách tân cổ điển

 

 

  • Sử dụng các hoạ tiết trang trí tinh tế

 

Ngoài ra, với tân cổ điển, việc trang trí hoa văn, họa tiết trên rèm cửa, tủ, giường,… cũng có nét đẹp riêng của nó. Dù là các chi tiết nhỏ, những đường viền đơn giảm cũng phải được làm thật tỉ mỉ, cẩn thận. Và đa phần, những họa tiết này đều khá cầu kỳ, khó vẽ. Đặc biệt, chúng luôn đem lại cho chúng ta cảm giác uốn lượn, mềm mại, chuyển chuyển.

 

 

Phong cách tân cổ điển với hoạ tiết trang trí tinh tế

 

 

Trên đây là những kiến thức về phong cách tân cổ điển: ưu điểm và ứng dụng của nó trong thiết kế kiến trúc và nội thất. Mong rằng với những kiến thức này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất về phong cách hiện đại và tích lũy được kinh nghiệm khi tiến hành thiết kế ngôi nhà tương lai của mình.

 

Để được hỗ trợ chi tiết hơn, quý khách hàng vui lòng liên hệ:

 

KIẾN TRÚC LÀNG VIỆT                                         

Địa chỉ:        127 Trương Công Định, Phường 14, Quận Tân Bình

Điện thoại:   0966.899.982 - 0944.444.011

Website:       kientruclangviet.com

Email:          kientruclangviet@gmail.com

Chia sẻ:
ĐỐI TÁC CỦA CHÚNG TÔI
KIẾN TRÚC LÀNG VIỆT
KIẾN TRÚC LÀNG VIỆT
KIẾN TRÚC LÀNG VIỆT
KIẾN TRÚC LÀNG VIỆT
KIẾN TRÚC LÀNG VIỆT
KIẾN TRÚC LÀNG VIỆT
Đang online: 3 | Tổng truy cập: 385026
Facebook chat