Phong Cách Cổ Điển: Ưu Điểm Và Ứng Dụng Trong Thiết Kế Kiến Trúc và Nội Thất

Phong Cách Cổ Điển: Ưu Điểm Và Ứng Dụng Trong Thiết Kế Kiến Trúc và Nội Thất

Phong Cách Cổ Điển: Ưu Điểm Và Ứng Dụng Trong Thiết Kế Kiến Trúc và Nội Thất

Phong Cách Cổ Điển: Ưu Điểm Và Ứng Dụng Trong Thiết Kế Kiến Trúc và Nội Thất

Khi nhắc đến phong cách cổ điển (Classic) thì bạn sẽ nghĩ đến điều gì?  Bạn nghĩ đến sự trang trọng, đẳng cấp và xa xỉ hay sự nhàn chán và cổ hủ?

Để tìm hiểu rõ hơn, hãy cùng Kiến Trúc Làng Việt phân tích về phong cách hiện đại trong bài viết này nhé!

 

1. Phong cách cổ điển là gì?

 

Phong cách cổ điển có nguồn góc từ phong cách thiết kế của Hi Lạp và La Mã vào thế kỉ XVII-XIX, xuất phát điểm của thiết kế cổ điển là những ngôi nhà thượng lưu thời xa xưa. Những ngôi nhà đều có sự đầu tư cao sự tỉ mỉ, thẩm mỹ mà khi nhìn vào đó ta có thể nhận ra được chủ nhân ở có địa vị cao trong xã hội.

 

Mặt tiền của các ngôi đền Roman như Maison Carrée ở Nîmes - Nguồn gốc của phong cách cổ điển

 

Ở Việt Nam, khái niệm phong cách cổ điển thường được hiểu là những công trình được thiết kế theo phong cách Châu Âu, cầu kì và tỉ mỉ với nhiều chi tiết. Đây là cách hiểu không chính xác so với khái niệm được dịch nguyên gốc Anh, mặc dù nó được chấp nhận rộng rãi. Đặc điểm nổi bật của phong cách cổ điển là sự cân bằng và đối xứng tạo sự trang trọng và các hoạ tiết trang trí cổ điển tinh tế.

 

Với những đặc trưng vô cùng tinh xảo, hoài niệm mà tráng lệ, sang trọng nên được rất nhiều người ưa chuộng. Phong cách cổ điển được sử dụng để thiết kế nhà ở, khách sạn, nhà hàng, quán cafe,....

 

  • Ưu điểm của phong cách cổ điển

- Diện tích rộng lớn, tỉ lệ không gian hài hoà, cân bằng và đối xứng

- Tinh tế, tỉ mỉ và hoàn hảo đến từng chi tiết nhỏ

- ​Vật liệu có tính thẩm mỹ cao và giá trị cao

- Hoài niệm về giá trị xưa cũ, lưu giữ những tinh hoa văn hoá lâu đời

- Mang hơi hướng hoàng gia, quý tộc

 

2. Ứng dụng phong cách cổ điển trong thiết kế kiến trúc và nội thất

 

  • Sự cân bằng và đối xứng

Sự cân bằng và đối xứng là đặc trưng nổi bật của phong cách cổ điển. Nó cũng là nguyên tắc cơ bản của phong cách này. Nếu phong cách hiện đại thể hiện sự sáng tạo trong không gian thì phong cách cổ điển bắt buộc theo sự cân bằng và đối xứng không gian. Điều này tạo sự đồng nhất tăng vẻ sang trọng và tráng lệ.

 

Để tạo được sự đối xứng, các kiến trúc sư chia trục đối xứng giữa 2 bên, thiết kế một bên trục và lấy đối xứng cho bên còn lại. Nó không nhất thiết phải giống đến từng chi tiết thiết kế kiến trúc hay trang trí nội thất, nhưng vẫn phản chiếu sự đối xứng qua những bức tường hay màu sắc tương ứng.

 

 

Thiết kế kiến trúc theo phong cách cổ điển

 

 

Thiết kế nội thất theo phong cách cổ điển

 

 

  • Đặc trưng về màu sắc của phong cách cổ điển

 

Màu sắc thiết kế kiến trúc theo phong cách cổ điển

 

Màu sắc thiết kế nội thất theo phong cách cổ điển

 

 

Màu vàng và màu trắng là 2 tông màu chủ đạo của phong cách cổ điển. Sự kết hợp giữa 2 tông màu này giúp không gian trở nên hoành tráng và lộng lẫy hơn. Màu vàng đem đến cảm giác ấm cúng, thân mật còn màu trắng tạo cảm giác tinh tế, thuần khiết.

Trong các thiết kế của phong cách cổ điển không tập trung vào tính hiện đại, vì vậy mọi thứ đều phải được lựa chọn cẩn thận để tạo sự hài hoà phù hợp với màu sắc cổ điển. Màu sắc không phải là điểm nhấn của phong cách cổ điển, thay vào đó màu sắc chỉ làm nền và tạo cảm giác ấm cúng cho không gian. Do đó, màu sắc trong phong cách cổ điển bị hạn chế hơn phong cách hiện đại

 

  • Chất liệu riêng biệt của phong cách cổ điển

Phong cách cổ điển sử dụng các vật liệu có tính kỹ thuật và thẩm mỹ cao như: gỗ tự nhiên, thạch cao, đá tự nhiên, pha lê, da, kim loại,...

 

Gỗ là một trong những chất liệu đặc trung của phong cách cổ điển. Gỗ thường dùng làm khung cửa, sàn nhà, bàn ghế, kệ bếp,... Những vật dụng bằng gỗ bạn có thể bắt gặp ở mọi góc nhà, 

Gỗ là một trong những chất liệu đặc trưng của phong cách cổ điển. Gỗ thường được dùng làm bàn, ghế, kệ bếp, sàn nhà, khung cửa… vì vậy, có thể bắt gặp các vật dụng bằng gỗ ở mọi góc nhỏ trong căn nhà. Các vật dụng gỗ được điêu khắc tinh tế, tỉ mỉ và có thể kết hợp với những phụ kiện bằng kim loại, ví dụ như tay nắm, những đường viền kim loại sắc sảo,...

Để tạo đường nét tinh tế, dễ dàng thì không thể thiếu thạch cao. Thạch cao được dùng ở trần nhà, tường,... và bổ trợ cho các vật liệu khác làm tôn lên vẻ đẹp của ngôi nhà.

Đá tự nhiên (đá cẩm thạch, đá hoa cương,…) được sử dụng nhiều trong phong cách cổ điển hiện nay. Đá được dùng làm mặt bàn bếp, chậu rửa mặt, kệ đựng đồ, sàn nhà, tường… Tuy nhiên, với chất liệu này, chủ nhà cần lựa chọn loại có khả năng chống trơn trượt để tránh trường hợp không mong muốn xảy ra.

Sẽ là thiếu sót nếu đề cập đến phong cách cổ điển mà không nhắc đến pha lê, chất liệu đặc trưng làm nên vẻ rực rỡ đặc trưng cho phong cách này. Pha lê được sử dụng làm đèn chùm, bình hoa, ly rượu… Đây là những đồ trang trí điển hình trong lối cổ điển.

Sự góp mặt của kim loại, ví dụ như vàng, đồng… là điểm nhấn cho không gian đậm chất cổ điển. Kim loại được mạ lên các vật dụng nội thất hoặc chế tác thành một số vật dụng (đèn bàn, giá cắm nến…) tăng thêm phần quý phái cho ngôi nhà của gia chủ.

Chất liệu da bóng, da lộn… cũng được sử dụng nhiều trong phong cách này. Da thường được làm thành vải bọc sofa, ghế trụ… Sản phẩm được làm từ da dễ lau chùi vệ sinh, không bị mất màu, giữ được vẻ đẹp như ban đầu.

 

Chất liệu của phong cách cổ điển

 

Chất liệu của phong cách cổ điển

 

  • Hoạ tiết trang trí cổ điển

Đặc trưng của thiết kế nội thất cổ điển là những chi tiết trang trí cầu kì và mang tính nghệ thuật cao. Sự kết hợp giữa những đường lượn mềm mại cũng các đường bo cong duyên dáng đã cùng kết hợp tạo nên một thiết kế nội thất đầy sang trọng, quý phái và lộng lẫy.

 

Nét đặc trưng trong trang trí theo lối cổ điển là thanh lịch, kiêu sa. Vì vậy mà đèn chùm pha lê là lựa chọn không thể thiếu. Hiện nay, trên thị trường, có rất nhiều mẫu mã đẹp mắt, song, cần chú ý đến chiều cao của trần nhà, các vật dụng xung quanh khu vực treo đèn… để lựa chọn chiếc đèn phù hợp.

 

Đã từ lâu, rèm không chỉ là công cụ che nắng, che gió, che mưa… mà rèm đã trở thành một sản phẩm trang trí hiệu quả. Với phong cách cổ điển, bộ rèm hai lớp gồm một lớp vải voan trắng và một lớp vải dày như gấm, nhung… may xếp ly rủ xuống từ trần nhà là lựa chọn số một. Ngoài ra, chủ nhà có thể lược bỏ một lớp vải nếu có nhu cầu giản lược chi tiết cho không gian sống.

Các vật dụng trang trí khác như lò sưởi, đèn bàn, lọ hoa, khung ảnh… cũng đóng vai trò quan trọng tạo nên cảnh quan đẹp đẽ cho ngôi nhà. Đồng được mạ ở phần chân đèn, viền lò sưởi… tạo cảm giác ấm áp, hoài cổ, tăng hiệu ứng cổ điển.

Hoa văn trang trí là những họa tiết cổ dựa trên các cung tròn, uốn lượn, đan xen nhau mềm mại, được khảm lên đồ vật, thêm phần trau chuốt, tỉ mỉ.

Hoạ tiết trang trí của phong cách cổ điển

 

  • Phong cách cổ điển sử dụng ánh sáng độc đáo

Để tôn lên vẻ lộng lẫy và xa hoa, ánh sáng đèn giữ vai trò vô cùng quan trọng. Lựa chọn màu sắc của ánh sáng phải phù hợp với màu sắc của không gian căn phòng và ngôi nhà. Ánh sáng từ đèn chùm pha lê là nét độc đáo của phong cách cổ điển, vừa tạo được điểm nhấn trang trí, vừa tạo cảm giác ấm cúng nhưng không kém phần sang trọng.

 

 

Ánh sáng của phong cách cổ điển

 

 

Trên đây là những kiến thức về phong cách hiện đại: ưu điểm và ứng dụng của nó trong thiết kế kiến trúc và nội thất. Mong rằng với những kiến thức này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất về phong cách hiện đại và tích lũy được kinh nghiệm khi tiến hành thiết kế ngôi nhà của mình.

 

 

Để được hỗ trợ chi tiết hơn, quý khách hàng vui lòng liên hệ:

 

KIẾN TRÚC LÀNG VIỆT                                         

Địa chỉ:        127 Trương Công Định, Phường 14, Quận Tân Bình

Điện thoại:   0966.899.982 - 0944.444.011

Website:       kientruclangviet.com

Email:          kientruclangviet@gmail.com

Chia sẻ:
ĐỐI TÁC CỦA CHÚNG TÔI
KIẾN TRÚC LÀNG VIỆT
KIẾN TRÚC LÀNG VIỆT
KIẾN TRÚC LÀNG VIỆT
KIẾN TRÚC LÀNG VIỆT
KIẾN TRÚC LÀNG VIỆT
KIẾN TRÚC LÀNG VIỆT
Đang online: 134 | Tổng truy cập: 1455851
Facebook chat