Quy Trình Xây Dựng Nhà Cấp 4 Đẹp

Quy Trình Xây Dựng Nhà Cấp 4 Đẹp

Quy Trình Xây Dựng Nhà Cấp 4 Đẹp

Ngày đăng: 10:08 AM, 11/11/2020
Quy Trình Xây Dựng Nhà Cấp 4 Đẹp

Để xây nhà cấp 4 đẹp là một trong ba việc trọng đại trong cuộc đời mỗi người, bởi ngôi nhà không chỉ đơn giản là nơi che mưa, che nắng mà nó còn phải đạt được những yêu cầu về công năng - tính thẩm mỹ - tính bền vững - tính kinh thế. Để đạt được cả 4 yếu tố trên không phải là chuyện đơn giản, nhất là với những người không phải trong nghề. Quy trình xây nhà cấp 4 dưới đây sẽ cho bạn những lưu ý, kinh nghiệm thực tế khi chuẩn bị xây dựng nhà ở cấp 4 cho gia đình mình.

 

 

 

 

Quy trình xây dựng nhà cấp 4 - Những lưu ý chuẩn bị xây dựng nhà:

 

* Trước hết bạn cần hiểu được những yêu cầu cơ bản về nhu cầu cho ngôi nhà mơ ước của mình cụ thể: số lượng phòng, diện tích và vị trí các phòng, phong cách và vật dụng trang trí nội thất, không gian dự trữ, phòng thờ, phòng kho, sân phơi, bồn chứa nước,...

 

* Lưu ý về những thay đổi trong tương lai, ví dụ như gia đình có thêm người, cần thêm phòng ở,...

 

* Nên tham khảo tất cả các thành viên trong gia đình trước khi thông qua kế hoạch lần cuối.

 

* Sắp sếp theo thứ tự ưu tiên tất cả các thông tin được đề cập ở trên.

 

* Tập hợp và ghi lại các thông tin trên khi thiết kế cho ngôi nhà của bạn để sau ngày làm việc với kiến trúc sư.

 

 

Những lưu ý khi xây nhà cấp 4.

 

 

_Để giúp mọi người có cái nhìn tổng thể và giải quyết được những khó khăn ấy, chúng tôi xin liệt kê chi tiết các bước từ khi chuẩn bị đến khi hoàn thiện một ngôi nhà như sau:

 

_Những ai chưa có kinh nghiệm về xây dựng nhà cửa, chắc hẳn sẽ không nắm rõ về đường đi nước bước để xây dựng một ngôi nhà hoàn chỉnh cần phải trải qua những bước nào. Thấu hiểu sự lo lắng, băn khoăn của khách hàng  qua bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc và hướng dẫn các bạn quy trình xây dựng nhà ở cấp 4 hoàn chỉnh bao gồm các bước như sau:

 

Quy trình xây dựng nhà cấp 4 - Công tác chuẩn bị như sau: 

      1.  Bước 1: Lập kế hoạch xây nhà cấp 4:

  • Tìm mua đất xây nhà:

_Nhiều gia đình có điều kiện kinh tế có sẵn đất đai, nhưng cũng có rất nhiều gia đình cũng chưa có đất riêng để xây dựng nhà cửa cho riêng mình. Vậy nên việc lên kế hoạch là bước rất quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Tìm mua được một mảnh đất hợp lý với chủ đầu tư, hợp với vận mệnh và phong thuỷ cũng là điều quan trọng mà bạn nên quan tâm cho quá trình xây dựng nhà ở của gia đình mình.

  • Xem hướng phong thủy đất đai, khi mua 

_Đây là một bước khá quan trọng, nhất là đối với một đất nước phương Đông ảnh hưởng nhiều bởi văn hoá Á Đông, là cái nôi của nghệ thuật phong thuỷ. Một khu đất đẹp, đúng hướng, rất có tác dụng trong việc nâng cao giá trị sống, tăng cường tuổi thọ.

_Trong phong thuỷ, người ta quan niệm "Trạch mệnh phải tương phối". Trạch ở đây là đất, mệnh là người, trạch mệnh tương phối nghĩa là đất và người phải hoà hợp với nhau, không xung khắc.

_Trong phong thuỷ, người ta cũng quan trọng về hình thế đất. Khu đất phải nằm ở vị trí đẹp, bằng phẳng, phía tả là thanh long, hữu là bạch hổ, lưng phải "tựa sơn", mặt phải "hướng thuỷ". Đất phải nở hậu (chiều rộng đất phía sau to hơn phía trước). Phía trước mặt không nên có cột điện, cây, hay con đường cắm thẳng vào khu đất, cũng không tốt. Các quy định này thực tế khá phong phú, nên cần có một chuyên gia đến xem và hướng dẫn cụ thể mới có thể lựa chọn chính xác được.

_Ngoài yếu tố phong thuỷ, việc mua đất còn cần cân nhắc đến nhiều yếu tố nữa: khu đất nên ở trong khu vực có dân trí cao, điện nước đầy đủ, đường rộng hè thoáng, ôtô có thể vào được, ... Và yếu tố quan trọng nhất là giá đất phải hợp lý.

.Kế hoạch tài chính.

Vấn đề rất quan trọng trước khi dự định xây là chính là Tiền ($) để xây nhà, nếu bạn xem nhẹ việc lập kế hoạch chi tiêu cho xây nhà, có thể bạn sẽ gặp khó khăn lớn khi đối diện với phát sinh hoặc nó có thể ảnh hưởng tới tài chính hiện tại của gia đình bạn. Không nên để trường hợp bạn bị cạn kiện tiền khi công trình đang xây dựng dở dang, cách tốt nhất là đầu tiên bạn nên dự trù trước chi phí, thông thường có 2 loại chi phí chính cần ước tính:

     2. Bước 2: Ước tính chi phí xây dựng cơ bản:

Đây là chi phí bạn cần để xây dựng ngôi nhà đến mức độ hoàn thiện phần kiên cố và có thể đã bao gồm phần gạch lát trang trí, trần thạch cao, kệ bếp và sơn nước trong ngoài.

  • Chi phí tư vấn thiết kế (để có được bản vẽ kỹ thuật thi công).

Ngày nay để đầu tư 1 khoản tiền để thuê 1 đơn vị tư vấn có uy tín để thiết kế đưa ra ý tưởng phù hợp với mặt bằng công năng sử dụng đúng với yêu cầu của gia chủ đã trở nên phổ biến, vừa đảm bảo vừa yên tâm khi bỏ tiền ra tự xây theo kinh nghiệm nhưng đến lúc xây xong rồi mới thấy nhiều cái bất cấp, bất hợp lý lại muốn đập đi xây lại vừa mất công vừa lại hao tốn tiền của. Vậy tại sao chúng ta lại không lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế luôn từ ban đầu? Để đáp ứng được nhu cầu của từng gia chủ có các gói thiết kế theo phong cách: Hiện đại, Tân cổ và Tân cổ điển...ví dụ mỗi phong cách có đơn giá áp dụng theo từng thời điểm của thị trường của Kiến trúc Làng Việt như sau:

 

Thiết kế nhà cấp 4 đẹp theo phong cách hiện đại thì chi phí thiết kế là: 150.000 - 200.000 đ/m2

 

Thiết kế nhà cấp 4 đẹp theo phong cách tân cổ điển là từ: 180.000 - 250.000đ/m2

 

Như vậy để bạn dễ định hình phong cách và xu hướng cho ngôi nhà của mình, chứ một công trình quan trọng cả đời mà không thể chạy theo mốt, thích thay đổi là thay đổi được.

 

  • Chi phí thi công xây dựng + Chi phí giám sát (hoặc chủ nhà tự giám sát).

 

Tổng kinh phí đầu tư dự kiến quy trình xây dựng nhà cấp 4 đẹp được tính như sau:

 

Lấy tổng diện tích xây dựng x 6.000.000đ = Số tiền đầu tư ban đầu (Theo phong cách hiện đại) các phong cách khác có thể dao động từ 1.000.000 - 2.000.000đ.

 

Tùy theo gia chủ làm việc với các đội thi công thống nhất về giá cả và quy trình làm việc của 2 bên được thống nhất.

 

Về phần phá dỡ, đào móng và vận chuyển được tính tùy thuộc vào vận chuyển xa hay gần, nhiều hay ít, diện tích xây dựng càng lớn chi phí vận chuyển càng giảm... Hiện nay giá vận chuyển dao động từ 400.000 - 500.000đồng/m3 vận chuyển,

 

Nhân công dao động từ 1.000.000 - 1.500.000/m2 Ngoài ra còn phụ thuộc vào mức độ đầu tư của gia chủ về đồ nội ngoại thất.

 

Giá xây thô từ 1.500.000 - 2.000.000 đồng/m2

 

Giá hoàn thiện là 3.000.000 - 4.000.000 triệu/m2

 

Tổng kinh phí bao gồm là 6.000.000 đồng/m2

 

Sau đó mới tìm đến nhân công xây dựng, điện nước...

 

Một vấn đề tác giả cũng gặp nhiều trong quá trình hành nghề của mình, đó là các khu đất nằm trên các khu vực ao hồ lấp, địa chất nền đất yếu. Khi mua đất, chủ nhà thường không để ý tìm hiểu kỹ về vấn đề này. Việc địa chất nền đất yếu dẫn đến rất tốn kém về chi phí gia cố nền đất. Chi phí ép cọc bê tông cốt thép (là biện pháp gia cố phổ biến nhất hiện nay) Chi phí tùy theo địa chất và quy mô công trình.

 

Nhân công, hay giá thành vật liệu sử dụng còn phụ thuộc vào nơi ở, vùng miền (Thành phố hay ở nông thôn) nên giá thành có thể thay đổi và tùy thuộc vào thời điểm biến động của thị trường nữa...

 

  • Ước tính chi phí phát sinh:

 

Bên cạnh đó bạn phải quan tâm đến hiện trạng phá dỡ là bước rất quan trọng tìm được đội phá dỡ và vận chuyển chuyên nghiệp, kinh phí phá dỡ có rẻ hay đắt phụ thuộc vào khu vực bạn đang ở. (Đường lớn hay đường nhỏ, mặt phố hay hẻm, có thuận tiện cho các trang thiết bị vào vận chuyển và tập kết vật liệu xây dựng hay không... Nếu diện tích càng nhỏ chi phí phá dỡ càng cao và ngược lại.)

 

Thực tế khi xây nhà luôn có chi phí phát sinh, vì vậy ngoài số tiền chi phí xây dựng cơ bản bạn nên dự trù 20 - 30% số tiền gọi là dự phòng phí, với khoản dự phòng đó bạn có thể yên tâm hơn khi trao đổi nhu cầu của mình với kiến trúc sư và nhà thầu thi công.

 

  • Ước tính chi phí trang trí nội thất:

 

Bạn có thể tính chi phí này bao gồm chi phí để mua thiết bị nhà tắm, bếp ga, bếp điện, máy lạnh, bàn ghế, đèn trang trí, và các thiết bị gia dụng khác,... Lý do chúng tôi khuyên bạn nên tách riêng chi phí này vì đây là phần dời và hoàn toàn có thể được trang bị sau khi ngôi nhà hoàn thành. Thời gian trang bị thêm những đồ này không phụ thuộc vào thời gian xây nhà.

 

      3. Bước 3. Chuẩn bị thủ tục pháp lý

 

Để được phép xây dựng, phải đảm bảo đủ các điều kiện: khu đất phải được cấp sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) và được cấp phép xây dựng. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.

 

Các thủ tục hành chính, pháp lý để thực hiện việc xây dựng trên thực tế là khá phức tạp. Chủ nhà có thể nhờ một đơn vị chuyên trách thực hiện giùm để làm giảm thiểu thời gian chờ đợi.

 

Thực tế thì việc xin cấp giấy phép xây dựng cần phải có một bộ hồ sơ thiết kế xin phép xây dựng của một đơn vị có tư cách pháp nhân và có chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế công trình. Chủ nhà không thể tự chuẩn bị được bộ hồ sơ này, mà phải có nhà tư vấn thiết kế xây dựng hợp pháp chuẩn bị.

 

Tuy nhiên, đa số những công trình nhà cấp 4 đều được xây dựng và hoàn thiện ở các vùng nông thôn, đô thị 2, do vậy ở một số vùng thì bước này khá đơn giản hoặc đa số người dân hoàn toàn tự xây dựng trên mảnh đất của ông cha mình mà không cần quá câu nệ đến thủ tục pháp lý.

 

Lưu ý: HỒ SƠ XIN CẤP PHÉP XÂY DỰNG BAO GỒM:

 

- Bản vẽ thiết kế xin phép xây dựng
 
 + Chứng chỉ hành nghề của kiến trúc sư có đấu chứng thực của cơ quan có thẩm quyền.
 
 + Chứng chỉ hành nghề chủ trì kết cấu có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền. Tùy thuộc vào yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền (nếu có)
 
Hồ sơ xin phép được in thành 02 bản có chữ ký và đóng dấu của đơn vị tư vấn thiết kế. Sau khi hoàn tất hồ sơ xin phép gia chủ trực tiếp đến bộ phận tại nơi cư trú để xin cấp phép xây dựng - Gia chủ xin 1 bộ hồ sơ mẫu để kê khai. Trong bộ hồ sơ mẫu có ghi chú.
 
- Diện tích đất xây dựng bao nhiêu mét ?
 
- Số tầng định xây (nhà 1 tầng, 2 tầng, 3 tầng) thuộc cấp mấy...
 
Lưu ý: Tùy thuộc số tầng mà bạn định xin phép xây dựng, nếu xin cấp phép xây dựng theo đúng tiêu chuẩn của nhà nước quy định thì bạn không nên lo lắng quá.
 
Nhưng đa số các hộ gia đình luôn vượt quá số tầng và diện tích đất xây dựng thì việc này cũng hết sức khó khăn.

 
- Một yếu tố nữa cũng không kém phần quan trọng là các yếu tố pháp lý. Cần thận trọng không mua phải khu đất nằm trong diện quy hoạch giải toả. Tốt nhất nên mua đất đã có sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hợp pháp để tránh tranh chấp, và dễ dàng hơn cho việc giải phóng đền bù nếu xảy ra. Khi mua đất, cần thận trọng trong các vấn đề liên quan đến hợp đồng mua đất: hợp đồng cần có chữ ký xác nhận của cả chồng lẫn vợ (bên bán) để tránh tranh chấp về tài sản sau này, hợp đồng phải có xác nhận của cơ quan công chứng nhà nước… Vì nó còn liên quan đến hiện trạng ngôi nhà bạn và xây dựng có ảnh hưởng gì đến tài nguyên thiên nhiên của đất nước như cột điện, cây cối hay ban công đua ra như thế nào có ảnh hưởng gì đến không gian xung quanh hay không . Tất cả đều phải được các đơn vị chức năng thẩm tra. 
 
Sau 1- 2 tuần làm việc đơn vị có thẩm quyền cấp phép được xây dựng, và sẽ có cán bộ của phường nơi cư trú đến khảo sát hiện trạng và chỉnh sửa một số thứ theo yêu cầu của đơn vị thẩm tra.

 

Trên đây là những kinh nghiệm thực tế do chính Kiến trúc Làng Việt chúng tôi trực tiếp tư vấn cho các gia chủ và đã nhận được sự khen ngợi và sự cảm ơn từ những khách hàng ngay từ lần đầu tiếp xúc.  

 

Nguồn: sưu tầm

 

Để được hỗ trợ chi tiết hơn, quý khách hàng vui lòng liên hệ:

 

KIẾN TRÚC LÀNG VIỆT                                         

Địa chỉ:        127 Trương Công Định, P.14, Q. Tân Bình

Điện thoại:   0966.899.982 - 0944.444.011

Website:      kientruclangviet.com

Email:          kientruclangviet@gmail.com

 

 

Chia sẻ:
ĐỐI TÁC CỦA CHÚNG TÔI
KIẾN TRÚC LÀNG VIỆT
KIẾN TRÚC LÀNG VIỆT
KIẾN TRÚC LÀNG VIỆT
KIẾN TRÚC LÀNG VIỆT
KIẾN TRÚC LÀNG VIỆT
KIẾN TRÚC LÀNG VIỆT
Đang online: 3 | Tổng truy cập: 381789
Facebook chat